Hội nhóm "báo chốt" hoạt động rất... sôi nổi
Thời gian gần đây khi lực lượng CSGT ra quân tiến hành tổng kiểm tra,ànlanhộinhómbáochốtđểnékiểmtranồngđộcồchịch trung quốc xử lý vi phạm nồng độ cồn trên khắp cả nước thì không khó để thấy những thông tin chia sẻ trên mạng xã hội về việc này. Ngoài những thông tin tuyên truyền cụ thể, chính xác thì lại xuất hiện hàng loạt các hội nhóm "báo chốt" trên mạng xã hội khi lực lượng chức năng tiến hành triển khai nhiệm vụ. Những thành viên trong các hội nhóm này liên tục cập nhật địa điểm, thời gian nơi có các chốt tuần tra kiểm soát của lực lượng chức năng. Trong các hội nhóm, nhiều tài khoản không những "báo chốt" mà còn là nơi đăng các dòng trạng thái để cập nhật tình hình về các tuyến đường nào có lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nồng độ cồn để tránh. Các hội nhóm này hầu như hoạt động công khai với hàng ngàn thành viên tham gia, theo dõi.
Thử gõ cụm từ khóa "chốt kiểm tra nồng độ cồn" trên mạng xã hội Facebook thì lập tức xuất hiện hàng loạt các fanpage "báo chốt". Phải kể đến các hội nhóm như: "Báo chốt nồng độ cồn Gia Lai – Kon Tum, Hội báo chốt/tránh chốt 141 Hà Nội, Hội CA thổi nồng độ cồn"…
Trong nhóm "Báo chốt nồng độ cồn Gia Lai – Kon Tum" hoạt động năng nổ nhất phải kể đến là tài khoản L.H. Bởi tài khoản này thường đăng nhiều dòng trạng thái với lời kêu gọi: "Hãy cùng chia sẻ để nhiều ae (anh em –PV) cùng tham gia cho hội ngày 1 lớn mạnh. Báo chốt thổi nồng độ cồn Gia Lai - Kon Tum".
Hay fanpage "Grup chốt thổi nồng độ cồn Hà Nội" cũng thường xuyên cập nhật địa điểm, hình ảnh CSGT kiểm tra nồng độ cồn. Cụ thể hơn, tài khoản có tên Q.N.H. tỏ ra rất xông xáo trong việc thông báo các chốt. "Ai có thông tin chốt thổi nồng độ thì báo vào đây để anh em biết mà té (né – PV) nha, hoặc ngay lúc này tại cây xăng Nguyễn Xiển (Hà Nội) anh em chú ý chốt thổi nồng độ nhé", một trong những lời "báo động" của tài khoản này khi chia sẻ thông tin lên nhóm.
Hoạt động rầm rộ nhất phải kể đến fanpage "Hội báo chốt/tránh chốt 141 Hà Nội" với hơn 200 ngàn thành viên tham gia. Hoặc fanpage khác là "Hội CA thổi nồng độ cồn" có hơn 3,6 ngàn thành viên. Trong nhóm này, bất kể ngày hay đêm, hầu như các thành viên ở khắp nơi chia sẻ những vị trí có CSGT lập chốt kiểm tra.
CSGT TP.HCM đo nồng độ cồn: Vì sao không thay ống thổi
Chia sẻ vị trí chốt của CSGT là vi phạm pháp luật
Như Thanh Niênđã đưa tin, cũng vì hành vi lập nhóm trên mạng xã hội để "báo chốt" mà ngày 2.9 vừa rồi, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với P.A.T (38 tuổi, ngụ tại TP.Đà Lạt) và V.V.M (38 tuổi, ngụ tại H.Đức Trọng) tổng số tiền 15 triệu đồng, về hành vi lập nhóm Zalo, Facebook để báo "chốt giao thông" cho các tài xế né thổi nồng độ cồn, bắn tốc độ…
Theo quá trình điều tra, cơ quan này đã phối hợp Phòng CSGT (Công an tỉnh Lâm Đồng) và đơn vị liên quan xác minh, xác định 5 trường hợp là các quản trị viên của những fanpage, nhóm kín có hoạt động báo "chốt giao thông". Các fanpage, hội, nhóm kín trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Telegram của những người này có hành vi thông báo, chia sẻ thông tin liên quan đến vị trí, khu vực tuần tra, kiểm soát tốc độ, đo nồng độ cồn, thực thi nhiệm vụ của lực lượng CSGT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thành khác. Mục đích để thành viên trong nhóm biết, tránh né, đối phó với lực lượng chức năng.
Luật sư Nguyễn Tri Đức, Giám đốc Công ty luật 360 (TP.HCM), cho rằng việc CSGT lập chốt có sử dụng nghiệp vụ, thiết bị kỹ thuật để kiểm tra tốc độ, nồng độ cồn nhằm chế tài người vi phạm là những hoạt động bình thường theo luật định và đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội. Còn với người dân, theo quy định của pháp luật cũng cho phép tự do lập hội nhóm và được quyền giám sát các hoạt động của lực lượng chức năng, nhất là CSGT trong lúc làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, các quyền này phải được thực thi trong khuôn khổ pháp luật.
"Do đó việc lập hội nhóm trên mạng xã hội để thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm vô hiệu hóa các hoạt động nêu trên của CSGT dưới mọi hình thức đều là vi phạm pháp luật. Cũng từ các quy định pháp luật thì tùy theo mức độ, người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo luật định hiện hành", luật sư Đức nói.
Luật sư Đức nói thêm theo quy định việc người dân lập nhóm "báo chốt" trên mạng xã hội được xác định ở đây là "hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích" theo quy định điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Mức xử phạt vi phạm hành chính từ 5 - 10 triệu đồng theo quy định khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
CSGT TP.HCM đổi phương án đo nồng độ cồn ban ngày thế nào?